Loại rèm là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định vẻ đẹp của chiếc rèm. Hiểu được điều đó, chúng tôi đã tổng hợp cho bạn những kiến thức hữu ích nhất về các loại vải may rèm phổ biến nhất hiện nay. Sẽ giúp bạn nắm rõ những điều cơ bản trước khi lựa chọn cho mình mẫu rèm phù hợp nhất.
Nội dung chính
Các loại vải may rèm cửa và cửa sổ
Vải cotton
Cũng giống như vải may quần áo, vải cotton được làm từ bông – một nguyên liệu từ thiên nhiên. Ưu điểm lớn nhất đó chính là sự thoáng mát, mau khô, hút ẩm. Giúp không gian trở nên mát mẻ hơn về mùa hè và ấm cúng hơn vào mùa đông. Đặc biệt các nhà sản xuất đã pha trộn thêm vào cotton một số chất tổng hợp để khắc phục hiện tượng co rút hoặc nhăn nhúm. Vậy nên việc vệ sinh rèm cửa làm bằng vải cotton đã trở nên vô cùng dễ dàng, khô nhanh ngay cả khi trời không có nắng.
Vải Canvas
Ở Việt Nam loại vải này có tên là vải bố, nguyên liệu chính 100% từ sợi gai gầu. Có độ bền cực cao, khả năng chống nước cũng như giữ màu cực tốt. Là loại vải thô ráp, sần sùi nhưng lại mang hơi hướng hiện đại. Không hoa văn, dày, và cực kỳ đa dạng về màu sắc, nên rèm bằng vải bố thường được sử dụng trong không gian hiện đại, sang trọng.
Vải voan
Là loại vải mỏng và nhẹ nhìn xuyên thấu, không có khả năng chắn nắng gắt nên chỉ được sử dụng để trang trí, làm rèm 2 lớp. Loại vải này rất đa dạng về họa tiết và màu sắc nhưng màu trắng hoặc màu kem được sử dụng phổ biến nhất. Vì nó tạo cảm giác nhẹ nhàng, thư thái, đặc biệt dễ dàng phối màu với chiếc rèm dày bên ngoài.
Vải Lụa
Là loại vải được làm từ chất liệu tơ tằm nên cho cảm giác trơn, mịn và mỏng, Vải lụa từ xa xưa đã được coi là loại vải cao cấp do vẻ óng ánh đặc trưng từ cấu trúc của sợi vải. Nguyên liệu từ thiên nhiên, thân thiện với môi trường nên được sử dụng rất rộng rãi.
Nhưng yếu điểm của loại vải này là rất kị máy giặt, cũng như là ánh nắng. Vậy nên loại rèm vải chỉ nên để trang trí trong nhà, và phải bảo quản thật kĩ lưỡng nếu không muốn nó bị tàn phá.
Vải Taffeta
Là loại vải có xuất xứ từ Ba Tư, được biến thể từ lụa tơ tằm. Vải taffeta được dệt theo cách khác biệt tạo nên độ phản chiếu ánh sáng rất mạnh, nên khi rọi ánh sáng vải sẽ phản chiếu lại màu sắc rất lung linh huyền ảo. Trong rèm cửa, vải taffeta thường chỉ dùng để phối màu cho đầu rèm hoặc 2 bên cạnh rèm.
Vải Satin
Satin là một phương pháp dệt vải, nguyên liệu chính là các sợi tổng hợp và thiên nhiên. Nhưng trong đó, vải satin lụa là loại có giá trị nhất. Satin lụa có độ bóng, mịn và có độ thẩm mĩ cao, mềm mại khi tiếp xúc với làn da. Thoáng mát khi trời nóng và giữ ấm khi trời lạnh, thường được dùng trong phòng ngủ hoặc phòng trẻ em. Vì làm bằng tơ tằm nên khi vệ sinh bạn không thể giặt máy mà buộc phải giặt khô, và điều chú ý nữa là vải satin cực kì dễ bắt lửa
Vải Đũi
Vải đũi thực chất cũng là một loại lụa tơ tằm, Sợi đũi là phế liệu của quá trình ươm tơ tằm. Người ta dệt đũi bằng sợi đũi và nhuộm bằng trái “mặc nưa”, tạo cảm giác thiên nhiên mộc mạc. Vải đũi không có cảm giác thô ráp giống như vải bố, cũng không mềm mại như vải lụa, tạo cảm giác xốp và nhẹ.
Nhược điểm của vải đũi là rất dễ bị co rút. Vậy nên để bảo quản tốt nhất không nên gập, giặt máy, hay phơi ánh nắng trực tiếp nhé.
Vải Nhung
Vải nhung là một chất liệu sang trọng, quý phái, từ xa xưa đã được trang trí trong những cung điện châu Âu, những nơi quý tộc. Chất liệu vải nhung khá bền, ngoài việc cản sáng có thể cách âm, cách nhiệt rất tốt. Nó là loại vải rất nặng mang vẻ đẹp, quý phái và cổ điển nên không thực sự phù hợp với phong cách hiện đại. Ngoài ra loại vải này dễ bị co giãn, dễ bị bám bụi nhưng khó khăn trong việc vệ sinh.
Xem thêm về :
Xu hướng thiết kế rèm cuốn đang lên ngôi
Cấu tạo và phụ kiện rèm cuốn bạn cần biết trước khi lắp đặt
Trên đây là các loại vải may rèm vải phổ biến hiện nay. Mong bài viết sẽ hữu ích với ban và giúp bạn lựa chọn được loại rèm mà mình ứng ý nhất. Và đừng quên truy cập remcuatot.com.vn để được cập nhật những thông tin bổ ích nhất về rèm nhé!